- Những chuyến phượt dài ngày đến các vùng đất hoang vắng, xa lạ nên lương thực dự trữ không thể để được quá lâu, không có hàng quán nào kinh doanh trong rừng ...Vậy dân phượt ăn gì để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục khám phá của mình? Chuyện ăn uống trong mỗi chuyến đi du lịch cũng là 1 trong những kỷ niệm đáng nhớ, đôi khi còn có phần liều lĩnh, có phần quái dị mà người ngoài cuộc khó có thể tưởng tượng ra.
Trong con mắt của đại đa số mọi người, dân "phượt" là những kẻ gàn dở khi bỏ lại sau lưng chăn ấm, nệm êm để dấn thân vào những vùng đất hoang sơ, hiểm trở, những con đường bụi bặm và những chuyến đi "hành xác" theo đúng nghĩa đen. Nhưng, nếu một lần đi và trải nghiệm cùng họ, ta sẽ học hỏi được biết bao điều hay.
1. Cà phê bếp cồn, trứng ốp vung
Thường thức cà phê
Nhẹ nhàng và đơn giản nhất là việc nấu mỳ tôm bằng nồi và ốp trứng bằng vung. Mỳ tôm và trứng đã được chuẩn bị trước từ nhà và luôn có sẵn trong balô. Cùng với chiếc bếp nhỏ, vài viên cồn khô và nồi nhôm tiện dụng, chỉ vậy thôi đã đủ cho 1 bữa ăn "thịnh soạn". Nguồn nước sử dụng cho việc nấu mỳ khá đa dạng và phụ thuộc chủ yếu vào địa điểm nơi đoàn dừng chân. Có thể là nước đóng chai, nước suối ở nơi cách xa khu dân cư hoặc nước giếng, nước bể đoàn xin được từ những hộ dân ven đường...
Trứng ốp...nắp vung!
Nấu nước pha cafe
Nấu mì
Cũng chiếc bếp cồn và cái nồi nhôm ấy, dân du lịch bụi còn có thể làm cho hành trình của mình thêm phong phú và thư thái bằng việc đun nước pha cafe và uống dã chiến ven đường. Trong cái gió, cái nắng bỏng rát, hay giữa cái lạnh đến thấu xương của miền sơn cước lại được nhấp từng ngụm cafe nóng bỏng và thả hồn mình cùng thiên nhiên hùng vĩ bao la sẽ giúp tâm trạng của mỗi thành viên trong đoàn thêm thoải mái hơn và tỉnh táo hơn cho quãng đường dài sắp tới.
Theo như lời Thanh Hải (Hà Nội) - một bạn trẻ thường xuyên đi phượt chia sẻ: "Đó vừa là những phút giây trải nghiệm không thể nào quên, cũng vừa là thú vui, thói quen nhâm nhi cốc café như khi ta ở nhà".
2. Sang và ngon như thịt nướng "bụi"
Cá lóc nướng
Cầu kỳ hơn nữa, họ còn có thể nướng thịt từ chính chiếc bếp cồn này. Thịt tươi mua từ những khu chợ ven đường đi được tẩm ướp đậm đà qua bàn tay khéo léo đảm đang của các bạn gái trong đoàn chỉ chờ “thời khắc” “lên vỉ”. Dụng cụ để nướng cũng rất khiêm tốn, khi là chiếc vỉ cẩn thận mang theo, hoặc chỉ là những thanh thép được mài nhọn 1 đầu, thậm chí dùng cả vỉ que tre “tự chế cấp tốc”.
tôm nướng
Và bếp để nướng thì không chỉ có chiếc bếp cồn, mà ngoài ra, bếp có thể được dựng lên ở bất cứ chỗ nào, từ bất kỳ nguyên liệu gì. Là bếp củi được kê bằng những viên gạch to, hay là hố đất đào vội rồi vùi cồn khô xuống. Tất cả đều được các dân du lịch bụi sử dụng rất linh hoạt để nướng thành công bữa thịt nướng giữa rừng thế này.
3. Nấu ăn bằng... pô xe máy
Sự sáng tạo của con người dường như là vô tận, đặc biệt là với những “phượt thủ” dày dạn kinh nghiệm đường trường, hiểu rõ cơ chế hoạt động của từng bộ phận trện chiếc xe của mình và biến nó thành dụng cụ nấu ăn độc đáo. Điển hình nhất là... nấu ăn bằng pô xe máy. Dựa trên sức nóng tỏa ra từ chiếc pô xe máy khi hoạt động, cùng thời gian chạy trên đường dài (chặng đường chạy xe thường có chiều dài từ 100 – 150km), những người con của “chủ nghĩa xê dịch” đã nghĩ tới việc làm chín thứa ăn để tận dụng lượng nhiệt lượng dồi dào đó.
Có 2 loại thịt thường được sử dụng là: thịt bò và thịt ba chỉ. Loại thịt này được thái bản mỏng, tẩm ướp gia vị, rồi gói vào giấy bạc ( lưu ý là nên gói qua vài lớp giấy bạc để giữ nước thịt lại và tránh bụi bặm khi đi xe), sau buộc chặt vào ống pô bằng dây thép, áp đều diện tích của gói giấy bạc vào pô xe.
Món thứ nhất là nộm hoa chuối rừng. Hoa chuối thái nhỏ, rửa sạch, bóp muối cho hết nhựa, hết chát. Sau đó xào sơ với chút dầu ăn và bỏ thêm vài hột muối. Hoặc khi thiếu thực phẩm và thiếu nước, bạn có thể ăn lõi cây chuối rừng. Chặt một cây lớn và bóc lấy cái lõi bên trong. Ta có thể ăn loại thực phẩm này để hạn chế cơn đói. Tuy nhiên loại thực phẩm này hầu như chỉ chứa nước và rất ít chất dinh dưỡng, rất nhiều chất xơ trong lõi chuối.
Các loại cây rừng cũng là nguồn cung cấp nước phong phú mà các “phượt tử” đã tận dụng triệt để. " đúng là "Cái khó ló cái khôn:)
4. Ngon như nộm chuối trong rừng
Với những “phượt gia” kỳ cựu, thường xuyên đi rừng thì lá cây và cây rừng đã trở thành 1 món thực phẩm thân thuộc. Họ đủ kiến thức và kinh nghiệm để biết loại thực vật nào ăn được, không gây độc cho cơ thể. Có thể kể đến ở đây là 2 món làm từ chuối rừng với cách chế biến vô cùng đơn giản.
Hoa chuối rừng
Món hoa chuối rừng xào
Nộm hoa chuối rừng:
Món thứ nhất là nộm hoa chuối rừng. Hoa chuối thái nhỏ, rửa sạch, bóp muối cho hết nhựa, hết chát. Sau đó xào sơ với chút dầu ăn và bỏ thêm vài hột muối. Hoặc khi thiếu thực phẩm và thiếu nước, bạn có thể ăn lõi cây chuối rừng. Chặt một cây lớn và bóc lấy cái lõi bên trong. Ta có thể ăn loại thực phẩm này để hạn chế cơn đói. Tuy nhiên loại thực phẩm này hầu như chỉ chứa nước và rất ít chất dinh dưỡng, rất nhiều chất xơ trong lõi chuối.
Các loại cây rừng cũng là nguồn cung cấp nước phong phú mà các “phượt tử” đã tận dụng triệt để.
5. Không thể thiếu món... côn trùng
Bọ xít rang
Ngoài ra, các loài côn trùng cũng có thể được chế biến làm thức ăn. Ở đây, xin phép giới thiệu tới bạn đọc món: Bọ xít rang. Bọ xít sống được nhúng qua một lượt nước nóng, vớt ra bỏ vào chậu nước vo gạo để khử mùi hôi. Rồi lấy kéo cắt hết cánh, rửa lại bằng nước sạch, xong vớt ráo nước trộn cùng chút muối, mì chính, hạt tiêu để khoảng 10-15 phút cho ngấm gia vị.
Ngâm nước gạo để hết mùi hôi
Sau đó cho vào nồi rang tới khi khô nước, múc 2-3 muôi nước măng chua vào đun cạn, khi đã cạn múc tiếp 2-4 muôi mỡ, đảo đều tay cho tới khi nào trông thấy bọ xít phồng, thơm giòn, có màu vàng cánh gián là được. Bọ xít rang là món ăn nổi tiếng của người dân tộc miền núi, đặc biệt ở những xã thuộc huyện vùng cao Mù Căng Chải – Yên Bái. Khi ăn bùi bùi ngậy ngậy, vô cùng đặc biệt.
Trong con mắt của đại đa số mọi người, dân "phượt" là những kẻ gàn dở khi bỏ lại sau lưng chăn ấm, nệm êm để dấn thân vào những vùng đất hoang sơ, hiểm trở, những con đường bụi bặm và những chuyến đi "hành xác" theo đúng nghĩa đen. Nhưng, nếu một lần đi và trải nghiệm cùng họ, ta sẽ học hỏi được biết bao điều hay.
Đi, vì sở thích "xê dịch". Đi, để khám phá vẻ đẹp của đất nước, con người quanh ta. Đi, để khám phá thêm bao điều mới lạ. Đi, để khẳng định bản thân. Đi, để trải nghiệm, để khám phá giá trị con người mình. Và hơn hết, đi, để trưởng thành.
Bản tin dự báo thời tiết dành cho dân đi phượt :
Hiện nay trên sóng VTV1 có một bản tin chuyên biệt về thời tiết để phục vụ riêng cho nhu cầu thông tin về thời tiết của những người yêu thích du lịch, khám phá vùng đất mới lạ.
Bên cạnh thông tin dự báo thời tiết cập nhật, hàng ngày, trong thời lượng 5 phút, bản tin cung cấp cho bạn trẻ đam mê “phượt” nói riêng và người yêu thích du lịch nói chung những thông tin về các điểm du lịch, sự kiện lễ hội đặc sắc cũng như tư vấn hành trang tiện ích và cả mẹo vặt du lịch.
Cùng với công nghệ xử lý dữ liệu khí tượng thủy văn hiện đại theo chuẩn quốc tế CNN, việc kết hợp giữa phần mềm đồ họa với công nghệ Metrovison (chuyển đổi hình ảnh tĩnh thành hình ảnh động trên nền diễn biến thời tiết), bản tin thời tiết du lịch còn đáp ứng thông tin cho mọi đối tượng, từ những khán giả yêu thích du lịch cho đến các nhà ngoại giao, nhà đầu tư, công viên chức thường xuyên đi công tác…
Vậy là từ này dân phượt có thể tự tin hơn trong những chuyến phượt dài ngày mà không lo " sẽ nắng hay sẽ mưa " nữa rồi.